Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên ở ĐHQG Hà Nội trong bối cảnh hiện nay

  • Người chia sẻ : vtlong
  • Số trang : 232 trang
  • Lượt xem : 24
  • Lượt tải : 500

Các file đính kèm theo tài liệu này

  • quan_ly_hoat_dong_giao_duc_van_hoa_hoc_duong_cho_sinh_vien_o.doc
  • Tất cả luận văn được sưu tầm từ nhiều nguồn, chúng tôi không chịu trách nhiệm bản quyền nếu bạn sử dụng vào mục đích thương mại

NHẬP MÃ XÁC NHẬN ĐỂ TẢI LUẬN VĂN NÀY

Nếu bạn thấy thông báo hết nhiệm vụ vui lòng tải lại trang

Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục văn hóa học đường cho sinh viên ở ĐHQG Hà Nội trong bối cảnh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD LUẬN VĂN ở trên

Giáo dục văn hoá học đường (VHHĐ) cho sinh viên, là bộ phận quan trọng của giáo dục đào tạo bậc đại học, là yêu cầu khách quan để phát triển và hoàn thiện nhân cách sinh viên; bởi vậy nó luôn được trường đại học, các cơ quan giáo dục của Đảng, Nhà nước và xã hội hết sức quan tâm, để sau tốt nghiệp đại học sinh viên có đủ tri thức, năng lực, giá trị văn hóa truyền thống và những phẩm chất tốt đẹp của con người mới trong xã hội hiện đại, đáp ứng yêu cầu cao của sự nghiệp đổi mới và xu thế hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, môi trường hội nhập và giao lưu quốc tế phát triển mạnh mẽ, sinh viên có điều kiện thuận lợi để tiếp thu nền văn minh nhân loại, học tập và ứng dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ trên thế giới, họ trở nên tự tin, tham gia ngày càng nhiều vào sự nghiệp phát triển đất nước. Điều đó làm cho vấn đề giáo dục VHHĐ cho sinh viên đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại học; Tuy nhiên trước tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, sự bùng nổ của mạng xã hội, điện thoại di động, Internet đã ảnh hưởng không nhỏ tới sinh viên. Một bộ phận sinh viên vi phạm VHHĐ, có hành vi tiêu cực, chưa đẹp, thậm chí là lệch chuẩn, chạy theo lối sống thực dụng, vô kỷ luật, thiếu ý chí vươn lên, sa vào tệ nạn xã hội, ứng xử thiếu văn hóa Những biểu hiện vi phạm VHHĐ của sinh viên do nhiều nguyên nhân, trong đó các hoạt động giáo dục VHHĐ thường đạt hiệu quả thấp, và chủ yếu từ khâu quản lý hoạt động này chưa được các chủ thể quản lý quan tâm đúng mức.
Quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở trường đại học, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chất lượng đào tạo của nhà trường; tuy nhiên nhìn nhận khách quan cho thấy: việc quản lý hoạt động giáo dục này ở các trường đại học nói chung, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) nói riêng còn không ít hạn chế, bất cập, chậm đổi mới, chú trọng nhiều về hình thức dẫn đến hiệu quả quản lý còn thấp, chưa đáp ứng đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam hiện nay. Để khắc phục hạn chế đó, nhiều năm qua hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN, cũng như công tác quản lý hoạt động này được các nhà khoa học, chuyên gia quan tâm nghiên cứu làm rõ cơ sở khoa học, đưa ra các giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục VHHĐ cho sinh viên. Kết quả nghiên cứu, đã tạo cơ sở lý luận cho các công trình nghiên cứu sau kế thừa và phát triển, góp phần hoàn thiện lý luận quản lý giáo dục VHHĐ cho sinh viên đại học trong bối cảnh mới.
Những năm qua, các Trường đại học thuộc ĐHQGHN, đã quan tâm đến quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên, kết quả đạt được trên lĩnh vực này góp phần nâng cao uy tín, chất lượng đào tạo của nhà trường. Tuy nhiên thực tế cho thấy, công tác quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên của chủ thể các cấp ở ĐHQGHN hầu như còn theo kinh nghiệm, còn bộc lộ không ít hạn chế. Nhất là trong bối cảnh mới như: nhận thức và trách nhiệm của cán bộ quản lý (CBQL), giảng viên.chưa theo kịp sự phát triển và yêu cầu của xã hội. Các thiết chế quy định quản lý ít được bổ sung, hoàn thiện để này càng cụ thể, chặt chẽ hơn; năng lực của chủ thể quản lý các cấp còn hạn chế; sự phân cấp và phối hợp lực lượng trong hoạt động giáo dục VHHĐ và quản lý hoạt động này chưa nhịp nhàng; công tác kiểm tra, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm chưa thường xuyên.Nguyên nhân của hạn chế trên có nhiều, song chủ yếu là còn thiếu những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục VHHĐ cho sinh viên ở ĐHQGHN dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học chuyên sâu về quản lý giáo dục.