Luận án Phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho giáo viên Ngữ văn trung học
- Người chia sẻ : vtlong
- Số trang : 343 trang
- Lượt xem : 24
- Lượt tải : 500
Các file đính kèm theo tài liệu này
luan_an_phat_trien_nang_luc_day_hoc_doc_hieu_van_ban_thong_t.pdf
- Tất cả luận văn được sưu tầm từ nhiều nguồn, chúng tôi không chịu trách nhiệm bản quyền nếu bạn sử dụng vào mục đích thương mại
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Phát triển năng lực dạy học đọc hiểu văn bản thông tin cho giáo viên Ngữ văn trung học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD LUẬN VĂN ở trên
Nền giáo dục phổ thông Việt Nam đang thực hiện bước chuyển mạnh mẽ từ
chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận phẩm chất và năng lực của
người học. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 quy định các yêu cầu cần đạt về
nội dung, phương pháp giáo dục, phương pháp kiểm tra đánh giá v.v nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục phổ thông.
Đổi mới chương trình, hướng đến mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực người học
là vấn đề khoa học và thực tiễn của giáo dục (GD) nước ta hiện nay. Trong đó, nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên (GV) là một trong những yếu tố hàng đầu. Đội ngũ GV có vai trò to
lớn và là nhân tố quyết định chất lượng GD. Cho nên, song song với việc đổi mới quá trình
đào tạo sinh viên sư phạm, việc đào tạo lại đội ngũ GV nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn
diện nền GD Quốc gia theo hướng phát triển năng lực (NL) là một trong những yêu cầu cấp
bách, một nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD hiện nay. Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban
chấp hành Trung ương Đảng chỉ rõ cần phải: “Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương
pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo
yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp”.
Quan điểm định hướng này là tiền đề, cơ sở và “môi trường pháp lí” thuận lợi
cho việc đổi mới đồng bộ từ chương trình, sách giáo khoa, công tác quản lí, phương
pháp dạy học, đến công tác đào tạo GV tại các trường sư phạm và công tác tập huấn,
bồi dưỡng, đào tạo lại cho đội ngũ GV ở các nhà trường.
Vấn đề đào tạo, đào tạo lại GV có vai trò vô cùng quan trọng. Hiện nay trên toàn
quốc đội ngũ GV hiện có là 858.772 người. Trong đó, GV trung học cơ sở là 310.953
người, chiếm 36,2%, GV trung học phổ thông là 150.721 người, chiếm 17,55% [11]. Hầu
hết đội ngũ GV được đào tạo để thực hiện việc dạy học chương trình trung học cơ sở và
trung học phổ thông theo hướng tiếp cận nội dung. Cho nên, khi chuyển hướng sang dạy
học theo hướng phát triển phẩm chất và NL, đa số đội ngũ GV này gặp khó khăn trong
việc đáp ứng yêu cầu của chương trình mới. Vì vậy, nếu không quan tâm đến việc đào tạo
lại GV thì công cuộc đổi mới giáo dục sẽ khó có thể thành công như mong đợi.