Luận án Giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trải nghiệm
- Người chia sẻ : vtlong
- Số trang : 299 trang
- Lượt xem : 32
- Lượt tải : 500
Các file đính kèm theo tài liệu này
luan_an_giao_duc_ki_nang_dinh_huong_thoi_gian_cho_tre_mau_gi.docx
- Tất cả luận văn được sưu tầm từ nhiều nguồn, chúng tôi không chịu trách nhiệm bản quyền nếu bạn sử dụng vào mục đích thương mại
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Giáo dục kĩ năng định hướng thời gian cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi qua trải nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD LUẬN VĂN ở trên
1.1. Thời gian (TG) có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của con người vì mọi hoạt động và sinh hoạt của con người đều diễn ra trong TG, nó cũng là một yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội của con người. Điều kiện làm việc hiện đại đòi hỏi con người phải có khả năng theo dõi TG trong quá trình hoạt động và điều chỉnh tốc độ hoạt động cho phù hợp với TG. Kĩ năng ĐHTG là một trong những điều kiện để trẻ MG 5-6 tuổi hình thành nếp sống văn minh, có trách nhiệm với bản thân và mọi người xung quanh. Giáo dục kĩ năng ĐHTG là một trong những nội dung cho trẻ làm quen với toán, thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức cho trẻ ở trường MN. Trẻ MG 5-6 tuổi cần có khả năng hoạt động theo đúng TG qui định, quản lý các hành động của mình, tiết kiệm TG và đúng giờ để chuẩn bị vào học lớp Một. Do vậy, trường MN cần giúp trẻ có các KN xác định, cảm nhận những KTG, học cách quản lí, sử dụng TG để thích ứng hơn với hoạt động học tập ở trường phổ thông.
1.2. Giáo dục qua trải nghiệm giúp người học chủ động tham dự, tiếp xúc, tương tác trực tiếp với các sự vật hiện tượng để chiêm nghiệm, tích lũy kiến thức, kĩ năng, thái độ tạo thành kinh nghiệm cho bản thân. Tham gia các hoạt động trải nghiệm trong những khoảng thời gian nhất định giúp trẻ cảm nhận thời gian một cách trực quan, từ đó có thể lựa chọn nhiệm vụ phù hợp, điều chỉnh tốc độ hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian qui định. Vì vậy, tăng cường hoạt động trải nghiệm, phát huy tính tích cực, độc lập của trẻ là phù hợp với xu thế giáo dục mầm non trong nước và trên thế giới.
1.3. Trẻ MG 5-6 tuổi có sự phát triển mạnh mẽ cả về thể chất và các quá trình tâm lí. Ngôn ngữ của trẻ phong phú, mở rộng hơn các lứa tuổi trước nên có thể nhận biết và diễn đạt bằng lời nói về các KTG, mối quan hệ TG. Trẻ đã có một số biểu tượng sơ đẳng về các đơn vị TG như ngày, tuần lễ, tháng, năm thông qua dấu hiệu về thiên nhiên và dấu hiệu hoạt động của con người đặc trưng trong các KTG đó, trẻ đã bước đầu định hướng được thời điểm và trình tự diễn ra các sự kiện trong cuộc sống của mình. Tuy nhiên kĩ năng định hướng các KTG diễn ra các hoạt động thường ngày trong cuộc sống còn hạn chế nên ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của trẻ. Trẻ ít quan tâm đến yếu tố TG nên sử dụng TG còn lãng phí, kém hiệu quả. GD kĩ năng ĐHTG giúp trẻ nhận biết các KTG, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch và thực hiện hoạt động đúng TG qui định. Điều này có ý nghĩa quan trọng với trẻ MG 5-6 tuổi vì trẻ chuẩn bị vào học lớp Một với môi trường học tập nghiêm túc, đúng giờ.