Luận án Dạy học viết sáng tạo cho học sinh tiểu học

  • Người chia sẻ : vtlong
  • Số trang : 268 trang
  • Lượt xem : 24
  • Lượt tải : 500

Các file đính kèm theo tài liệu này

  • luan_an_day_hoc_viet_sang_tao_cho_hoc_sinh_tieu_hoc.pdf
  • Tất cả luận văn được sưu tầm từ nhiều nguồn, chúng tôi không chịu trách nhiệm bản quyền nếu bạn sử dụng vào mục đích thương mại

NHẬP MÃ XÁC NHẬN ĐỂ TẢI LUẬN VĂN NÀY

Nếu bạn thấy thông báo hết nhiệm vụ vui lòng tải lại trang

Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Dạy học viết sáng tạo cho học sinh tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD LUẬN VĂN ở trên

1.1. Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 xác định Tiếng Việt là một môn
học bắt buộc, là nội dung cốt lõi thuộc lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ và văn học ở cấp
tiểu học. Mục tiêu cơ bản của môn Tiếng Việt tiểu học được thể hiện trong Chương
trình Ngữ văn 2018 là Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát
triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn
bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản;
liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số cau,
đoạn, bài văn ngắn chủ yếu là bài văn kể và tả), phát biểu rõ ràng, nghe hiểu ý kiến
người nói . 10 Theo đó, dạy học viết nói chung và dạy học viết sáng tạo nói riêng,
đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh tiểu
học.
1.2. Đối với hoạt động tạo lập văn bản, viết là hoạt động đòi hỏi yêu cầu sáng
tạo cao. Tất nhiên mức độ của sự sáng tạo này tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng loại
văn bản. Viết là chia sẻ điều mình cảm nhận, suy nghĩ, quan niệm để bộc lộ, thể
hiện cách đánh giá, nhìn nhận, hay thuyết phục bản thân, thuyết phục người khác.
Đối tượng, mục đích, hoàn cảnh giao tiếp luôn mở, vì vậy, không thể rập khuôn,
máy móc trong việc xây dựng các văn bản – phương tiện và sản phẩm của hoạt động
giao tiếp nếu như muốn đạt hiệu quả cao. Sử dụng công cụ giao tiếp bằng ngôn ngữ
như thế nào để đạt hiệu quả giao tiếp cũng là một nhiệm vụ luôn đòi hỏi sự sáng tạo.
Ý thức về việc khơi dậy và nuôi dưỡng sự sáng tạo của học sinh trong dạy
học đã tạo một luồng sinh khí mới cho việc dạy học trong nhà trường nói chung,
dạy học viết nói riêng. Tuy nhiên thực tế triển khai, bởi nhiều lí do, chúng ta đã tự
đưa mình vào những “quy phạm”, đặc biệt là ở lĩnh vực dạy viết. Học sinh không
được thực sự khích lệ viết theo điều các em nghĩ, viết bằng kinh nghiệm, vốn sống
của các em, viết bằng nhãn quan, giọng điệu của các em, điều này đã góp phần
tạo ra sản phẩm giáo dục là những con người thiếu khả năng sáng tạo, không biết
sáng tạo và không dám sáng tạo, chỉ quẩn quanh trong những “vùng an toàn”, theo
lối mòn sẵn có, “nói theo”, “nghĩ theo”, “viết theo” người khác, tự mình đánh mất
chính mình.