Đề tài Nghiên cứu các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư giáo dục trình độ Đại học trong các hộ gia đình ở Việt Nam
- Người chia sẻ : vtlong
- Số trang : 53 trang
- Lượt xem : 27
- Lượt tải : 500
- Tất cả luận văn được sưu tầm từ nhiều nguồn, chúng tôi không chịu trách nhiệm bản quyền nếu bạn sử dụng vào mục đích thương mại
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu các yếu tố tác động tới quyết định đầu tư giáo dục trình độ Đại học trong các hộ gia đình ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD LUẬN VĂN ở trên
Để phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, bên cạnh sự đầu tư của Nhà
nước cho giáo dục, một nguồn lực hết sức quan trọng là sự đầu tư của hộ gia
đình cho con cái, đặc biệt ở bậc đại học. Trong những năm gần đây, tỷ trọng
đầu tư cho giáo dục từ hộ gia đình liên tục tăng và chiếm khoảng ½ tổng chi
cho giáo dục (Báo cáo phát triển con người Việt Nam năm 2011 của Chương
trình Phát triển Liên Hiệp Quốc). Nghiên cứu của UNPA 2012 cho thấy, chi
tiêu cho giáo dục và y tế chiếm từ 30-50% thu nhập của hộ gia đình Việt Nam.
Đặc biệt, trong tương quan so sánh với các nước đang phát triển như Hoa Kỳ,
Pháp, Hàn Quốc, Nhật Bản, và các nước OECD thì tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục
từ dân và các nguồn khác ngoài nhà nước của Việt Nam cao hơn rất nhiều so
với các nước nói trên (tỷ lệ lần lượt là 40%; 26%, 7%, 26%; 41% và 20%)1.
Xét trên góc độ hộ gia đình và cá nhân, giáo dục được xem là sự đầu
tư cho tương lai. Đặc biệt tại Việt Nam, cha mẹ thường có xu hướng huy động
mọi nguồn lực để đầu tư cho việc học của con cái nhằm đảm bảo tương lai tốt
đẹp cho con, đặc biệt là ở bậc đại học. Tuy nhiên, trong thời gian qua chưa có
nhiều nghiên cứu tại Việt Nam tiến hành đánh giá xem quyết định đầu tư của
cha mẹ dành cho giáo dục của con dựa trên những cơ sở nào, các nhân tố nào
tác động tới quyết định đầu tư giáo dục cho con cái của cha mẹ. Việc đầu tư đó
có dựa trên bằng chứng về lợi ích của giáo dục, yêu cầu của thị trường lao
động, khả năng của con ? Có khác biệt gì trong quyết định đầu tư này ở các
bậc cha mẹ với trình độ giáo dục, nghề nghiệp, thu nhập khác nhau. Những
câu hỏi này là thực sự quan trọng khi đánh giá việc đầu tư có mang lại hiệu quả
hay không?